Vay thế chấp là hình thức vay vốn rất phổ biến tại các ngân hàng ở Việt Nam. Bước qua năm 2020 đầy biến động bắt đầu năm 2021 mở ra 1 năm phát triển mới mọi người bắt đầu chuẩn bị cho con đường sự nghiệp của mình và góp phần phát triển kinh tế nhiều khách hàng đang có nhu cầu vay thế chấp để kinh doanh, mua nhà, mua xe,v.v…Nhưng không biết ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất. Hãy cùng Vinabank247 tìm hiểu Top 10 ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất tốt nhất 2021 nhé.
Top 10 ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất tốt nhất 2021
Lãi suất vay thế chấp mua nhà 2021
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
Sacombank | 7,5%/năm | 100% giá trị mua | 25 năm |
TPBank | 6,4%/năm | 90% giá trị nhà | 20 năm |
Agribank | 7%/năm | 85% giá trị nhà | 25 năm |
NCB | 6,5%/năm | 90% nhu cầu | 25 năm |
BIDV | 7,2%/năm | 100% TSĐB | 20 năm |
Vietcombank | 7,5%/năm | 70 % TSĐB | 15 năm |
MBBank | 7,9%/năm | 80% nhu cầu | 20 năm |
VIB | 8,3%/năm | 80% nhu cầu | 30 năm |
Techcombank | 8,29%/năm | 5 tỷ | 20 năm |
Lãi suất vay thế chấp mua xe ô tô 2021
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
PVcombank | 7,49%/năm | 85% giá trị xe | 6 năm |
MBBank | 6,7%/năm | 75% giá trị xe | 7 năm |
Vietcombank | 7,5%/năm | 100% giá trị xe | 5 năm |
Sacombank | 7,5%/năm | 100% nhu cầu | 10 năm |
ACB | 7,5%/năm | Linh hoạt | 84 tháng |
TPBank | 7,1%/năm | 90% giá trị xe | 6 năm |
Agribank | 7,5%/năm | 85% tổng chi phí | Linh hoạt |
Vietinbank | 7,7%/năm | 80% giá trị xe | 5 năm |
BIDV | 7,3%/năm | 90% giá trị xe | 5 năm |
Techcombank | 8,29%/năm | 80% giá trị xe | 7 năm |
Lãi suất vay thế chấp kinh doanh năm 2021
Ngân hàng | Lãi suất (%) | Mức vay tối đa | Thời hạn vay tối đa |
Vietinbank | 7,7%/năm | 80% nhu cầu | 7 năm |
VPBank | 7,9%/năm | 80% giá trị TSBĐ | 10 năm |
BIDV | 6%/năm | Linh hoạt | 5 năm |
Sacombank | 6%/năm | Không giới hạn | Linh hoạt |
ABBank | 6,9%/năm | 90% nhu cầu | 10 năm |
MSB | 6,99%/năm | 5 tỷ | 7 năm |
Vietcombank | 7,5%/năm | 100% nhu cầu | Linh hoạt |
Agribank | 7,5%/năm | 90% nhu cầu | Linh hoạt |
MBBank | 7,9%/năm | 90% nhu cầu | 15 năm |
Techcombank | 8,29%/năm | 5 tỷ | 7 năm |
Lợi ích khi vay thế chấp ngân hàng
- Hạn mức vay thế chấp rất lớn, có thể lên tới 100% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền cho vay tùy vào quy định của mỗi ngân hàng và giá trị tài sản thế chấp của bạn. Ví dụ, miếng đất của bạn được ngân hàng định giá 1 tỷ. Thì thông thường bạn có thể vay số tiền 700 – 800 triệu.
- Thời hạn vay tương đối dài và linh hoạt, có thể từ 5 năm, 10 năm hoặc tối đa lên tới 25 năm. Ngoài ra, bạn có thể đáo hạn ngân hàng để thực hiện tiếp quá trình vay vốn của mình.
- Lãi suất thấp và thấp hơn rất nhiều so với vay tín chấp. Thông thường lãi suất vay thế chấp dao động trong khoảng 10-12%/năm. Còn đối với tín chấp là 18-20%/năm.
- Được lựa chọn hình thức trả nợ linh hoạt theo những cách khác nhau, dựa vào khả năng tài chính của mình, hay những hình thức giải ngân hợp lý.
Điều kiện vay thế chấp ngân hàng năm 2021
Để có thể vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
- Độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 hoặc 65 tuổi tùy từng ngân hàng.
- Khách hàng vay vốn cần có mục đích vay rõ ràng và hợp pháp.
- Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay.
- Có tài sản đảm bảo là sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô tô, giấy tờ có giá trị. Tài sản đảm bảo thế chấp phải phù hợp với quy định của ngân hàng.
- Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng để thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng (giấy chứng minh thu nhập).
Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp ngân hàng
Thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng hiện nay không quá phức tạp so với hình thức vay tín chấp, khách hàng chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như sau:
- Đơn đề nghị vay thế chấp (theo mẫu của ngân hàng)
- CMND/ Hộ chiếu, Sổ đỏ/Giấy tạm trú.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ (bảng lương,…)
- Giấy tờ liên quan tài sản đảm ảo: sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, …
- Giấy tờ liên quan đến phương án sử dụng khoản vốn vay hợp pháp (với khách hàng vay thế chấp để kinh doanh cần thêm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của các ngân hàng.